Diễn đàn Tri thức
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» Du học Nhật bản bao nhiêu tiền
by ngô quát chanh 20.11.14 14:17

» DU HỌC CAO HỌC Ở NHẬT
by ngô quát chanh 15.11.14 16:54

» Đi du học hay đi lao động tại Nhật bản
by ngô quát chanh 13.11.14 16:13

» Chế Độ Giáo Dục ở Nhật
by ngô quát chanh 01.11.14 19:30

» Biết tiếng Nhật - Sự Thành Công Trong Công Ty Nhật Bản !
by ngô quát chanh 31.10.14 19:48

» Những “luật lệ ngầm” cần biết trước khi du học Nhật Bản
by ngô quát chanh 30.10.14 17:37

» 10 diều thú vị tại nhật bản
by ngô quát chanh 28.10.14 17:25

» Thủ tục du học Nhật Bản cần thiết
by ngô quát chanh 27.10.14 11:35

» PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG NHẬT cho người mới học ???
by ngô quát chanh 26.10.14 9:43

» Việc làm tại Nhật bản cơ hội đến với con đường du học
by ngô quát chanh 25.10.14 17:11

Share |

Phong Tục Đón Năm Mới Của Nhật Bản

Go down

Phong Tục Đón Năm Mới Của Nhật Bản Empty Phong Tục Đón Năm Mới Của Nhật Bản

Bài gửi by ngô quát chanh 16.09.14 7:56

Phong Tục Đón Năm Mới Của Nhật Bản

Chúng ta cùng khám phá những phong tục tập quán của nhật bản khi đón năm mới , trung tâm tiếng nhật SOFL đã sưu tầm những nét bản sắc đặc sắc cho bạn đọc biết …..
Do chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên Nhật Bản không đón năm mới theo Âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc và một số các nước Châu Á khác.
Tuy nhiên, mặc dù cuộc sống rất hiện đại và các lễ hội được điều chỉnh theo Dương lịch, nhưng người Nhật vẫn nguyên phong tục truyền thống lâu đời.
Trang trí đón năm mới
Đón năm mới, người Nhật có tục lệ gọi là Susuharai làm tổng vệ sinh để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, đón năm mới.
Sau khi dọn dẹp xong, người Nhật trang trí Kadomatsu ở hai bên cửa nhà để đón may mắn. Kadomatsu là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Số đoạn trên cành thông phải lẻ chứ không được chẵn bởi theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi được duy trì, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt.
Ngoài ra, lý do dùng cành thông để trang trí là vì trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi, tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống. Đồng thời lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ, Kadomatsu có hình giống cái thang để thần năm mới Toshigami xuống hạ giới đem may mắn đến cho mọi nhà.
Dưới vòm cửa hay trên bàn thờ, người ta treo Shimekazari, Shimekazari là một loại trang trí để ngăn không cho quỷ lai vãng, tương tự như tục cắm cây nêu ngày Tết của Việt Nam.
Ngày nay, người ta không chỉ treo Shimekazari trước cửa nhà mà còn treo trước tàu, xe, các phương tiện đi lại với hy vọng nó sẽ giúp tài xế tránh khỏi tai nạn, Kadomatsu và Shimekazari được trang trí cho đến hết ngày mùng 7-1 và sau đó, theo tục lệ, người ta sẽ mang đến chùa để đốt như hình thức hóa vàng của người Việt.
Ăn mỳ, đi lễ trong đêm tất niên
trung tâm tiếng nhật tốt nhất hà nội
Vào ngày 31/12 là đêm tất niên (Oomisoka), là ngày quan trọng trong truyền thống của người Nhật vì đây là ngày cuối cùng của năm cũ. Sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày, vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ ăn một bữa tối hoành tráng nhất trong năm. Bữa tối này thường diễn ra vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà, mọi người quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, cùng nhau ăn mỳ Toshikoshi-Soba.
Đây là phong tục truyền thống dựa trên liên tưởng về việc ăn những sợi mỳ dài có ý nghĩa “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới” – ý nghĩa của từ Toshikoshi. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.
Kết thúc bữa cơm tất niên, gần thời điểm giao thừa, rất nhiều người đổ về các đền điện hay chùa chiền gần nhà để thực hiện nghi lễ Ninenmairi. Ninen có nghĩa là 2 năm, còn Mairi có nghĩa là đi để cầu nguyện, ở khắp Nhật Bản, các đền thờ Shinto chuẩn bị amazake (một loại rượu truyền thống nhẹ, có vị ngọt) để phát cho các đám đông vào lúc nửa đêm. Lúc này, chuông lớn ở các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau cất tiếng. Người ta đẩy một cây gỗ lớn treo trước cái chuông húc vào chuông làm vang lên âm thanh như tiếng cồng.
Một đồ ăn nữa không thể không nhắc đến trong ngày Tết đó là Osechi, một phần vì quan niệm xa xưa cho rằng nấu nướng trong ba ngày đầu năm mới không tốt cho thần bếp, phần vì để giải phóng cho các bà nội trợ khỏi công việc nấu nướng bận rộn trong mấy ngày năm mới nên người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là osechi trong một cái hộp lớn để cả nhà cùng ăn. Các siêu thị đều có bán các hộp Osechi như vậy.
Khách đến chơi nhà chủ dịp năm mới thường mừng tuổi cho trẻ con. Ngày nay, có nhiều người thay tiền bằng tặng phiếu mua sách, các phiếu này do các cửa hiệu sách phát hành và người được tặng phiếu có thể dùng phiếu như tiền để mua sách tại các cửa hàng sách nói trên. Làm như vậy, người lớn hướng được trẻ con vào việc đọc sách mà họ nghĩ là có ích cho chúng… Khách ở đây là người thân trong gia đình, họ hàng. Bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên không đến chơi nhà nhau, trừ phi rất hãn hữu được mời hẹn ngày giờ rõ ràng.
Ngày 7/1, người Nhật có tục lệ ăn cháo chay Nanakusagayu. Cháo này được nấu từ 7 loại rau quả để cầu chúc sức khỏe.


ngô quát chanh
ngô quát chanh
Binh nhì
Binh nhì

Tổng số bài gửi : 38
Đăng kí từ : 04/09/2014

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết